CÁC BƯỚC VỆ SINH BẾP TỪ HIỆU QUẢ

Ngày nay, bếp từ cao cấp được các gia đình hiện đại tin tưởng sử dụng nhiều bởi không những mang lại những tính năng tuyệt vời mà nó còn mang lại tính thẩm mỹ cao cho gian phòng bếp. Tuy nhiên nếu không vệ sinh bếp đúng cách sẽ làm cho tuổi thọ của bếp bị giảm và những tính năng sẽ không còn được như trước. Bài viết của chúng tôi dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn vệ sinh bếp  từ một cách hiệu quả.

1. Vệ sinh bề mặt bếp từ

Trong quá trình nấu nướng,  sẽ khó tránh khỏi những vết dầu mỡ, thức ăn bám vào bề mặt bếp đặc biệt là đối với các món xào, chiên, rán… Những thức ăn, vết dầu mỡ này rơi vào mặt kính khi nhiệt độ cao sẽ bám chặt vào bề mặt bếp từ và làm cho bếp bị bám bẩn không những làm cho bề mặt bếp kém thẩm mĩ mà còn làm cho bếp bị giảm hiệu suất đun nấu của những lần sau đó. Đồng thời nếu như không vệ sinh những vết cáu bẩn này sớm và để lâu ngày thì chúng sẽ chịu tác động của nhiệt và cháy, tạo thành những vết ố trên bề mặt của bếp từ và lúc này sẽ rất khó để chùi sạch bằng cách thông thường được mà cần phải dùng nước tẩy chuyên dụng tránh gây xước và  việc làm này sẽ gây hại tới bề mặt kính.

Đối với các vết bẩn bình thường

Bước 1: Sau khi nấu xong, lúc thức ăn vương vãi trên mặt bếp còn chưa bị khô lại bạn cần nhặt hết các mẫu thức ăn thừa để dễ dàng vệ sinh mặt bếp.

Bước 2: Dùng khăn ẩm lau chùi nhẹ nhàng là mặt bếp từ lại sáng bóng và đẹp như mới. Bề mặt của bếp từ là kính nên việc lau chùi rất đơn giản sẽ không tốn quá nhiều thời gian, công sức của các bà nội trợ. Chúng tôi khuyên bạn nên dùng khăn chuyên dụng lau chùi cho bếp, vừa đảm bảo không gây xước bếp vừa dễ dàng lấy đi các vết bẩn. Nếu không  có loại khăn chuyên dụng bạn cũng có thể sử dụng các loại khăn mềm để lau.

Đối với các vết bẩn cứng đầu

Những vết vàng ố, cấu bẩn lâu ngày trên bề mặt bếp sẽ khó vệ sinh, lau chùi như các vết bẩn nhẹ ở trên. Bây giờ bạn không thể sử dụng cách đơn giản được mà phải dùng đến biện pháp mạnh đó là sử dụng dung dịch vệ sinh bếp chuyên dụng.

Bước 1: Đổ một ít dung dịch chất tẩy rửa chuyên dụng như dung dịch Cif . Dung dịch này rất mềm, không gây xướt mặt bếp.

Bước 2: Để dung dịch ngấm nhưng không khô hẳn vì khi khô lại sẽ khó tẩy hơn. Thế nên, chỉ cần để dung dịch đủ làm mềm vết bẩn là được. Nếu các vết bẩn còn cứng đầu hơn khi đó bạn cần  sử dụng dao vệ sinh chuyên dụng. Ban đầu hãy dùng dao tách vết cáu bẩn ra khỏi bề mặt kính và sau đó bôi dung dịch vệ sinh lên mặt bếp và lau lại một lần nữa.

 

Bước 3: Hãy dùng một chiếc khăn mềm để lau sạch mặt bếp.

2. Vệ sinh phích cắm và dây điện

Tiếp theo bạn cần vệ sinh phích cắm và dây điện  bởi đây là những là bộ phận dễ bán bẩn nhất do trong quá trình nấu nướng, dầu mỡ bắn ra bám vào.  Vì các vết dầu bám vào lâu ngày có thể gây ra hiện tượng oxi hóa, chập cháy, gây mất an toàn cho cả người và bếp. Do đó bạn cần phải vệ sinh bộ phận này mỗi ngày để đảm bảo an toàn cho cả người và bếp.

Lưu ý không nên vệ sinh khi bếp vừa nấu xong mà phải đợi bếp nguội dần mới vệ sinh bộ phận này. Khi vệ sinh bạn hãy dùng 1 chiếc bàn chải nhỏ chà lên phần dây điện bằng kem tẩy rửa đa năng, rồi lấy rẻ mềm lau sạch.

Hãy thường xuyên vệ sinh bếp từ hằng ngày để đảm bảo tính thẩm mỹ cho gian bếp và đảm bảo anh toàn cho bạn khi sử dụng bếp từ đồng thời đảm bảo tuổi thọ lâu dài hơn cho bếp của bạn.

Shopping cart0
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng!
Continue shopping
Liên hệ với chúng tôi

Liên hệ